Thông tin, kinh nghiệm du lịch mua sắm ở Thái Lan, Bangkok
- Thứ tư - 13/11/2013 15:43
- In ra
- Đóng cửa sổ này
Mọi người đều biết Thái Lan là một trong những thiên đường mua sắm. Khách du lịch đến Thái đều sắp việc mua sắm thành mục chính trong kế hoạch chuyến đi. Áo quần, đồ gia dụng, tranh, đồ gỗ, túi xách, giày, nữ trang kéo dài vô tận danh sách các món hàng thú vị. Tuy nhiên có nhiều điều cần chú ý khi mua đồ ở Thái Lan dưới đây:
Khu Siam Paragon
Siam Paragon là một khu mua sắm rộng nhất, gian hàng shopping to nhất, tổ hợp cinema vĩ đại nhất và được xem là thiên đường mua sắm tại Bangkok. Đại lộ mua sắm Siam tọa lạc ngay tại vị trí thuận lợi trên tuyến tàu điện trên không BTS (Siam và Sân vận động quốc gia), nổi bật với một số khu phức hợp mua sắm nằm liền kề nhau hay cách nhau một vài bước tản bộ.
Một số điểm mua sắm tại khu vực này là Siam Paragon khai trương vào tháng 12/2005, với hơn 50 nhãn hiệu thời trang quốc tế và của Thái Lan được bày bán như quần áo, kim hoàn, đồng hồ, nhẫn bông tai, chuỗi hạt, dụng cụ thể thao, các sản phẩm phục vụ giải trí; Trung tâm khám phá Siam - Siam discover center bày bán các thương hiệu North Face, mỹ phẩm MAC, Kipling và Asia Books; và Mah Boon Krong còn gọi là MBK.
Điều đặc biệt, Siam Paragon không phải là nơi chỉ dành cho tầng lớp thượng lưu, bởi cạnh những mặt hàng thượng hạng, có những mặt hàng với túi tiền thị hiếu khác nhau. Siam Paragon có một tầng hầm ngân hàng thực phẩm và khoảng 5 tầng shopping. Tầng trệt là khu Gourmet Market. Có thể nói là một siêu thị lớn nhất thái lan. Khách hàng quôc tế chiêm khoảng 40% tổng số khách đến mua sắm tại Siam Paragon, chủ yếu là khách Singgapore, Nhật bản, Hồng kong... Thông thường mỗi du khách đến đây sẽ tiêu hết khoảng 100 USD, tất nhiên con số này sẽ lên xuống tùy theo số lượng hàng hóa của khách mua... Tầng lửng và tầng 1 được dành riêng cho nhãn hiệu Hermes, Chanel, Bruberry, Hugo, Boss, Gucci, Versace, Franck, Muller, Hary Winston và Rolex. Tầng 2 bầy bán các dụng cụ thể thao và các sản phẩm phục vụ giải trí, trang phục chơi golf, các thiết bị nghe nhìn như Samsung, Plaza, Sony Style, Bang & Olufson và Boss. Tầng này cũng nổi bật với các cửa hàng spa, tuyển tập các sản phẩm quang học và một gian hàng vàng. Tầng 3 & 4 là nơi tập trung các cửa hàng bán đồ trang trí nội thất rất hợp thời và các hiệu sách đồ sộ. Tầng 5 và 6 được dành cho các rạp chiếu phim và giải trí... Bên cạnh Paragon là trung tâm Siam nơi tập trung rất nhiều cửa hàng nhỏ bầy bán các loại quần áo theo mốt và thời trang trong nước. Ở tầng trệt, quí khách có thể nhâm nhi và thưởng thức một vài tách cafe hảo hạng tại đây.
Khu Ratchaprasong
Với các trung tâm mua sắm như Central World Plaza chuyên trưng bày vô số các nhãn hiệu thời trang nổi tiếng trên thế giới cùng với các nhãn hiệu đồ gỗ và hàng thủ công mỹ nghệ của Thái Lan.
Narai Phand: khu bán hàng thủ công mỹ nghệ lớn nhất Thái Lan.
Khu phức hợp Erawan Bangkok: Nơi đây phục vụ rất nhiều món ăn ngon có chọn lọc đến từ 15 quốc gia tên thế giới, ngoài ra nơi đây còn có một loạt các cửa hàng thời trang, các tiệm spa và trung tâm thể dục thẩm mỹ.
Khu Pratunam
Được biết đến như khu vực bán hàng may mặc lớn nhất tại Bangkok.
Siêu thị Platinum Mall: bên trong siêu thị là các cửa hàng bán quần áo giá rẻ, áo thun và các loại đồng phục. Đây là điểm mua sắm hấp dẫn đối với thương nhân, nhân viên văn phòng, sinh viên và sinh viên Thái Lan vì nhiều mặt hàng có thể giảm giá mạnh khi mua với số lượng lớn.
Chợ Pratunam: với vô số các quầy hàng bày bán mọi thứ các loại túi xách, kính mát và các loại nữ trang làm bằng tay cho đến các vật phẩm lưu niệm dành cho gia đình.
Khu Sukhumvit
Emporium: khu mua sắm phức hợp trưng bày rất nhiều nhãn hiệu tân thời như Guess, Chaps, Esprit,…
Playground: nơi đây bạn có thể tìm thấy được vô số đồ dung gia đình và quần áo rất hợp thời trang.
Chợ cuối tuần Chatuchak
Được xem là vua của tất cả các chợ ở Bangkok nói riêng và của cả… thế giới nói chung. Với hơn 15000 cửa hiệu trải rộng trên diện tích 15ha, khu chợ bày bán đủ các loại hàng từ hàng thủ công như chiếu tre, đèn, các loại đồ gia dụng đến đồ tuyệt tác trong tôn giáo, áo gió, hàng nghệ thuật, đồ cổ, thú cưng và các loại cây kiểng.
Vòng ngoài chợ thường bán cây kiểng, đồ làm vườn và quần áo cũ trong khi các cửa hiệu phía trong buôn bán hàng may mặc, đồ lưu niệm, nữ trang và trang trí nội thất. Bạn xem thêm cách lựa chọn đồ gia dụng cao cấp hữu dụng cho chuyến đi của bạn.
Tại bãi đậu xe Chợ Chatuchak (tiếng Thái gọi là “JJ”) có một quầy cấp miễn phí bản đồ giúp bạn xác định được lối đi trong mê cung này và bạn cũng có thể mua được bản đồ Nancy Chandler với nhiều màu và nhiều chi tiết hơn tại các của hàng sách gần đó.
Khu Silom
Đây là câu trả lời của Bangkok dành cho phố Wall với hình ảnh nhân viên văn phòng hối hả, quầy bán thức ăn lưu động,…
Buổi tối khu vực này trở nên sinh động hơn với các quầy hàng trên đường bày bán đồ cũ, chân đèn cầy bằng gỗ, áo gối lạu, đền lồng, chuỗi nữ trang, và rất nhiều loại đồ cổ.
Khu phức hợp Silom: Cửa hàng bách hóa trung tâm (Central Department Store) là nơi bày bán các loại hàng hóa giá rất bình dân bao gồm áo quần hàng hiệu, đồ chơi, thiết bị nhà bếp và các loại giày dép dành cho cả gia đình.
Patpong Night Bazaar: Khu vực này này thường được biết đến với biệt hiệu là “khu đèn đỏ” của Bangkok. Về nhiều mặt khu này nổi trội về buốn bán hơn là sự bán dạo và tiếng nhạc từ các quan rượu thoát y ở đoạn đường này. Các loại nhãn hiệu ở đây hầu hết đều có thể giảm giá, ngay cả khi giá niêm yết còn chưa cao và chất lượng hàng vẫn tốt. Lại một lần nữa, kỹ năng ngả giá là một thứ rất cần thiết, theo kinh nghiệm thì trả phân nửa giá chào rồi từ từ tăng lên. Chợ ở đây bán giữa khuya còn các của hàng trên ở Silom thì trễ hơn khoảng vài giờ đồng hồ, vì vậy, nếu bạn chịu ở đến giờ đó thì chắc chắn rằng bạn sẽ tìm được nhiều món hàng với giá ữu đãu từ những người muốn bán hết hàng trong ngày.
Nhưng món hàng bắt mắt nhất ở khu chợ này thường là túi xách thiết kế, hàng da, áo ngủ bằng lụa, đồng hồ, vali, áo thun lưu niệm giá rẻ, đèn làm bằng tre, thảm thêu kiểu Thái và tượng tôn giáo.
Chợ đêm Suan Lum
So với chợ Chatuchak, Suan Lum ít hỗn độn hơn nhiều. Khu chợ ban đêm khổng lồ này là m Bangko thu nhỏ với đầy đủ các phương tiện giải trí và trung tâm mua sắm. Khu chợ ngoài trời có một mạng lưới dày đặc với 3.700 cửa hàng bán đồ lưu niệm, giấy sa, đồ gốm, áo quần bằng lụa, đồ trang trí nội thất và một số sản phẩm độc đáo chỉ có ở Thái Lan là OTOP (mỗi làng một sản phẩm). Ở đây cũng có một số cửa hàng bày bán các loại áo dài thời trang với những thiết kế rất độc đáo, túi xách, nữ trang làm từ đá quý và các món hàng bằng vải ông đã được sửa lại.
Chợ Suan Lum được bố trí theo dạng bàn cờ và được chia thành hai khu vực với nhiều sois (phố nhỏ) được đặt tên theo các cố đô của hoàng gia như Ayutthaya, Sukothai và Lop Buri. Ở khu A, B và C bạn sẽ tìm được một dãy các cửa hàng bán bánh kẹo, đèn cầy làm bằng tay, xà bong và các dầu thơm dành cho việc xoa bóp chưa bệnh. Khu D nổi bật với những loại đồ gỗ sang trọng, tranh ảnh cổ truyền của Thái, thảm thuê và các mặt hàng trang trí nhà cửa của bạn.
Mua sắm không phải là thú vui duy nhất tại Suan Lum, nơi đây cũng có các spa nhỏ cung cấp các dịch vụ massage và phục hồi sức khỏe theo kiểu cổ truyền của Thái rất hiệu nghiệm. Ở gần lối vào là một vườn bia khổng lồ và các nhà hàng ngoài trời. Hàng đêm đều có chương trình ca nhạc tại sân khâu của chọ do các ca sĩ trẻ và vũ công xinh đẹp là sao người Thái gào thét những bài hát đỉnh cao hiện thời bằng tiếng Anh và tiếng Thái.
Sân khấu múa rối Joe Louis (trình diễn nghệ thuật múa rối Thái) và BEC Tero Hall (trình diễn các tiết mục quốc tế) là những điểm thu hút khác của chợ đêm.
Khu phố Tây Khaosan
Là thế giới dành riêng cho nhưng du khách ba lô trẻ đến từ khắp nơi trên thế giới và từ mọi tầng lớp của xã hội. Nơi này cũng tụ tập nhiều thanh thiếu niên Thái đến tụ họp để mua sắm và liên hoan vào ban đêm hay các dịp cuối tuần.
Các quầy hàng ở đây đa phân bán cùng một loại sản phẩm nên việc bạn dành thời gian để đi xem từng cửa hang và tìm cho mình một cái giá ưu đãi nhất là điều nên làm.
Khu này có thợ nhận may veston và theo số đo, các quán bar, các quán café internet phục vụ điện thoại quốc tế, bày bán đồ trang sức, đồ lưu niệm, áo quần,…
Phố chợ Bobe
Cách đường Khaosan khoảng 15 phút lái xe, nằm gần trạm tàu hỏa Hua Lamphong. Đây không phải là nơi phổ biến dành cho dân du lịch, chính vì điều này sẽ đem đến cho bạn những cảm giác đích thực về cuộc sống của người Thái và những cảm nhận về cuộc sống của Bangkok cổ xưa. Thương nhân Thái đặc biệt thích chợ này và thường đến đây rất sớm để bắt đầu các cuộc giao dịch. Áo quần và các đồ dung cần thiết khác được bán sỉ theo tá hay nhiều hơn.
Đây là nơi lý tưởng để bạn kiếm được các loại áo quần không có diềm, vải bán theo mớ và sẽ rất khó tìm mua một món đồ theo đúng kích cỡ và màu sắc như ý của bạn.
Khu Chinatown và Phahurat (Pahurat)
Phố người Hoa tại Bangkok là khu phố giao thương chính của người Trung Hoa (chuyển đến đây vào năm 1972 từ dddieerm cũ nằm gần Grand Palace.
Có rất nhiều cửa hàng buôn bán vàng nằm dọc hai bên đường Yaowarat. Nếu bạn tìm mua một xâu chuỗi, một chiếc nhẫn hay các món đồ trang sức thì Chinatown là điểm đến tốt nhất ở Bangkok.
Đi bộ là cách tốt nhất để khám phá phố người Hoa. Và thực tế tại khu vực này có một số khu vực chỉ cho phép người đi bộ được phép đi vào như phố Sampheng chẳng hạn. Có thể khi du khách đến đây với mục đích duy nhất không phải là mua cá khô hay thuốc bắc mà là vì phố này tràn ngập những màu sắc của Trung Hoa cổ và mở ra cho bạn một cánh cửa về quá khứ.
Chợ Thieves (Kẻ Cắp): nằm giữa đường Boriphat và đường Chakrat. Đây từng là khu chợ trời cung ứng các món đồ cổ Thái và Trung Hoa. Nay tại đây bày bán các loại đồ đồng, đồ giả cổ, sứ Trung Hoa, nhạc cụ và phục tùng xe hơi.
Khlong Thom (đường C-haroen Krum – đối diện chợ Thieves: chợ bán đồ điện tử, đồ điện, đồ phục tùng, VCD, dây điện,… Bên ngoài chợ là khu quầy bày bán máy ảnh và các thiết bị đã qua sử dụng.
Purahat: còn được gọi là phố Ấn Độ của Bangkok. Phố có rất nhiều cửa hàng bày bán vô số quần áo và giày dép với giá vừa túi tiền, đây còn là chợ vải lớn nhất tại Bangkok.
Tâm điểm của khu tiểu Ấn là chợ cao tầng Phahurat. Chợ nổi bật với màu sặc sỡ từ các loại saris, xăng-đan, vòng tay bạc, và thảm them nhiều hình màu các vị thần Ấn Độ. Mặt hàng bán đăt nhất ở đây là vải vóc với nhiều chủng loại và nhiều loại hoa văn khác nhau.
Đường C-haroen Krung
Là nơi tọa lạc của một số cửa hàng bán lẻ với giá cực đắt của các thương hiệu như: các loại nữ trang, các bức tranh họa nổi tiếng, các loại đồ cổ, đồ nghệ thuật,… Vào mỗi tối thứ bảy đầu tiên của mỗi tháng là ngày bán đấu giá các đồ nghệ thuật và đồ cổ.
LƯU Ý KHI ĐI MUA SẮM Ở THÁI LAN
Hầu hết cac cửa hàng siêu thị ở Thái Lan chỉ mở cửa từ khoảng 10h đến 10h30 sáng ( một số ít mở cửa từ 9h ). Dù ở đâu cũng có niêm yết giá, nhưng bạn nên trả giá. Bạn có thể đạt đươc mức giá mua thấp hơn từ 10 - 40% so với giá chào ban đầu. Người Thái đánh giá cao tác phong lịch sự và khiếu hài hước. Với sự kiên nhẫn và một nụ cười cởi mở, bạn có thể mua được hàng giá rẻ.
Người bán hàng ở Thái Lan cũng nói thách, nhưng không nhiều như ở Việt Nam, các bạn có thể trả giá bằng khoảng 60 đến 70% giá đưa ra ban đầu là được. Các trung tâm mua sắm lớn ở BangkoK nằm khá gần nhau, du khách có thể đi taxi hoặc tầu điện thăm nhiều nơi để có thể tìm được món hàng ưa thích nhất và hợp lí. Người bán hàng ở Thái Lan đều nói tiếng Anh ở mức trung bình, bạn có thể dễ hiểu, không khí mua bán ở đây cởi mở, không nài ép, lôi kéo, tranh giành khách.
Bạn cứ thoải mái chọn lựa và trả giá cho đến khi ưng ý... Muốn mua hàng bạn nên đi 1 vòng các cửa hàng xung qoanh để so sánh giá cả, đặc biệt khi mua đá quí và đồ trang sức. Mua hàng nên lấy biên lai và kiểm tra kĩ trước khi rời cửa hàng. Những cửa hàng uy tín sẽ viết thỏa thuận đồng ý hoàn lại nguyên tiền cho bất cứ hàng nào được trả lại trong vòng 90 ngày. Nếu nơi nào từ chối việc này, bạn nên mua hàng ở nơi khác. Mua sắm trên 3000 baht, du khách sẽ được các cửa hàng làm cho thẻ mua hàng VIP, được giảm trên 5% trên mỗi hóa đơn mua hàng trong thời gian 2 năm. Du khách đến Thái Lan có thể được hoàn thuế giá trị gia tăng tại các sân bay quốc tế tại Bangkok, Chiangmai, Hat Yai và Phuket, khi mua hàng trị giá tối thiểu 5000 baht trong một ngày (tổng số tiền có thể̉ gộp nhiều hóa đơn trong ngày), du khách nên yêu cầu xuất mẫu hóa đơn hoàn thuế VAT khi mua hàng. Nếu ở cửa hàng tổng hợp, khách cần đến quầy xuất hóa đơn VAT để hoàn thuế. Biên nhận phải được tính giảm thuế trong ngày mua hàng. Khi rời Thái Lan du khách cần phải đóng mộc mẫu hoàn thuế tại điểm kiểm tra VAT của hải quan trước khi lên máy bay. Hàng hóa đã kê khai hoàn thuế VAT nhân viên hải quan sẽ xem trước khi nhận mẫu hoàn thuế. Khi đi qua điểm kiểm tra hộ chiếu, du khách sẽ được các viên chức hải quan Thái Lan xử lí mẫu và trả lại tiền hoàn thuế VAT.
Chúc quý khách mua được những món đồ đẹp ưng ý, hàng chính hang giá rẻ...