Bước 1 Cần chuẩn bị và xác định thời điểm muốn thụ thai
Việc xác định tháng muốn thụ thai rất quan trọng, vì nó sẽ quyết định đến thời gian bạn tiêm phòng vắc xin 3 trong 1 (Sởi – Quai bị – Rubella). Mũi tiêm này cần tiêm trước 3 tháng trước khi mang thai. Ngoài ra, mũi tiêm Cúm cũng rất quan trọng khi dịch bệnh về đường hô hấp liên tục hoành hành. Khi mang bầu, sức đề kháng của mẹ sẽ bị giảm và dễ mắc bệnh về đường hô hấp. Mũi cúm cần tiêm ít nhất trước 1 tháng trước khi thả có bầu.
Với những bố mẹ có bệnh mãn tính như viêm gan B, viêm gan C thì cần xét nghiệm mức độ hoạt động của virus và uống thuốc ức chế hoạt động của virus trước khi thả có bầu là 3 tháng và dừng thuốc trước khi thả 1 tháng. Việc dừng thuốc trước khi thả 1 tháng là để nồng độ còn lại của thuốc sẽ đào thải ra ngoài và không ảnh hưởng đến quá trình phôi thai hình thành, không tác động xấu đến chuỗi gen ADN kết hợp.
Với mẹ dùng thuốc tránh thai hàng ngày hoặc cấy que, đặt vòng thì cũng cần dừng thuốc và tháo vòng tránh thai ít nhất trước 1 tháng trước khi thả thụ thai. Việc này sẽ giúp ổn định nội tiết của mẹ và giữ thai kỳ thuận lợi. Tránh việc niêm mạc mỏng và gây tăng nguy cơ sảy sớm do phôi thai không bám được vào niêm mạc.
Với các lý do trên, chắc mẹ đã hiểu được
việc xác định tháng muốn thụ thai là bước quan trọng đầu tiên cần làm khi muốn chuẩn bị mang thai. Có nhiều mẹ đã cẩn thận tính toán tháng muốn thụ thai để sinh con hợp tuổi cả bố và mẹ, còn bố mẹ thì sao?
Bước 2 – Tiêm phòng trước khi mang thai theo danh sách dưới đây:
Đây là bước rất quan trọng trong việc chuẩn bị mang thai vì nếu không chuẩn bị sẽ không thể tiêm phòng trong thời gian mang thai:
Các loại vaccine cần phải tiêm trước khi mang thai:
- Cúm: Cần phải tiêm phòng cúm trước khi mang thai 1 tháng hoặc có thể tiêm 3 tháng giữa hoặc cuối của kỳ mang thai
- Sởi – Quai Bị - Rubella: Tiêm trước khi có thai 3 tháng (Không được tiêm trong thời gian mang thai)
- Thủy đậu: Tiêm trước khi có thai 3 tháng (Không được tiêm trong thời gian mang thai)
- Ho gà – Bạch hầu – Uốn ván: Tiêm 1 mũi duy nhất (10 năm nhắc lại 1 lần) hoặc có thể tiêm trong 3 tháng giữa hoặc cuối thai kỳ
- Viêm gan A và B: Mũi 1 tiêm trước khi có thai 7 tháng
Mũi 2 sau mũi 1 một tháng
Mũi 3 sau mũi 2 khoảng 5 tháng
(Cần xét nghiệm trước khi tiêm)
- Uốn ván: Đối với vaccine uốn ván sẽ có 3 trường hợp đó là đối với người chưa tiêm/ không rõ tiền sử tiêm hoặc chưa tiêm đủ 3 mũi cơ bản thì cần phải tiêm 5 mũi. Trường hợp thứ 2 đối với người đã tiêm đủ 3 mũi vaccine cơ bản rồi thì sẽ tiêm lại 3 mũi. Trường hợp thứ 3 là đối với người đã tiêm đủ 3 mũi cơ bản và 1 mũi nhắc thì sẽ chỉ cần tiêm thêm 2 mũi.
Bước 3 – Bố mẹ nên uống viên bổ trứng và bổ tinh trùng hàng ngày
Mẹ nên bổ sung viên bổ trứng hàng ngày, ít nhất từ 1 – 3 tháng trước khi mang thai. Việc này sẽ giúp mẹ bổ sung đầy đủ dưỡng chất cho chất lượng trứng, giúp sự thụ thai thuận lợi và cũng chuẩn bị cho thai kỳ khỏe mạnh của 2 mẹ con. Đặc biệt với mẹ có chu kỳ kinh không đều hoặc chu kỳ kinh quá dài thì khả năng thụ thai ngay từ lần đầu sẽ khó khăn hơn rất nhiều so với các mẹ có chu kỳ kinh đều. Nguyên nhân của chu kỳ kinh dài quá 38 ngày đó là do trứng phát triển chậm.
Bên cạnh đó, nếu bạn kèm theo biểu hiện ít kinh nguyệt thì đó còn là biểu hiện của bệnh niêm mạc mỏng. Chu kỳ kinh không đều là thể hiện sự phát triển trứng và khả năng rụng trứng không đồng đều. Trứng chậm phát triển hoặc rụng không theo tiêu chuẩn.
Để cải thiện lại chu kỳ kinh và nội tiết sinh sản, thì việc uống bổ trứng rất hữu ích với các mẹ. Tuy nhiên mẹ lưu ý nên kiên trì uống liên tục hàng ngày ít nhất 1 tháng. Những mẹ lớn tuổi (trên 35 tuổi) muốn sinh thêm bé trai, hoặc bé gái thì nên uống ít nhất 2-3 tháng để cải thiện nội tiết và tăng cường chất lượng trứng, đề phòng và ngăn ngừa tình trạng trứng lép, gây khó thụ thai.
Hiện nay trên thị trường có rất nhiều loại thuốc hỗ trợ làm tăng chất lượng trứng cũng như điều hòa chu kỳ kinh như Blackmores, Pregnacare, CoQ10, WellOva Max hay DHEA… những loại thuốc này cũng rất phù hợp với những mẹ có buồng trứng đa nang hay AMH thấp.
Việc thụ thai thành công có sự đóng góp 50% từ người bố và 50% từ người mẹ. Trứng tốt và tinh trùng khỏe mạnh là chìa khoá để đón chào em bé đáng yêu trong tương lai. Nếu chỉ tập trung cho mẹ thôi không đủ, mẹ cần chú ý bồi bổ tinh trùng cho bố nữa nhé.
Hiện nay, môi trường sống ô nhiễm và thói quen sinh hoạt lười vận động khiến số lượng tinh trùng của nam giới bị suy giảm. Chưa kể tỷ lệ tinh trùng dị dạng, bất động cũng tăng cao trên số lượng lớn nam giới. Nếu để tinh trùng dị dạng nhiều, sẽ khiến việc thụ thai khó khăn hoặc tăng nguy cơ bị sảy sớm. Việc lưu và sảy sớm này là do tinh trùng dị dạng sẽ ảnh hưởng lớn đến sức khoẻ của người mẹ, tăng nguy cơ mỏng niêm mạc, sẹo niêm mạc và viêm nhiễm tử cung, âm đạo….
Bố nên uống viên bổ tinh trùng hàng ngày, mỗi ngày 1 viên và ít nhất trong 1-2 tháng. Vì một lứa tinh trùng mới cần ít nhất 1 tháng để sản xuất và cải thiện. Bố cũng nên bỏ bia rượu và thuốc lá để giảm tỷ lệ dị dạng tinh trùng bố nhé.
Đồ ăn nhanh, đồ chiên rán nhiều dầu mỡ và các chất kích thích: rượu, bia, thuốc lá,… có chứa rất nhiều gốc oxi hóa có hại, ngay cả việc vận động hay chơi thể thao mạnh hoặc quá sức cũng không tốt cho việc sản sinh tinh trùng khỏe. Các gốc oxi hóa này tấn công vào cơ quan sinh sản, làm suy giảm chất lượng trứng, khiến trứng kém, lép, khó rụng để thụ thai ở nữ. Đồng thời, chúng cũng làm suy giảm chất lượng tinh trùng: khiến tinh trùng dị dạng, lỗi ADN…
Chú ý: Việc đăng lại bài viết trên ở website hoặc các phương tiện truyền thông khác mà không ghi rõ nguồn http://ivfthailan.com là vi phạm bản quyền